Ô nhiễm không khí tại Hà Nội phần lớn do mật độ phương tiện giao thông quá lớn, bên cạnh đó là các công trình xây dựng, sinh hoạt của người dân… Ô nhiễm không khí tại Hà Nội gây nên nhiều hệ lụy về sức khỏe đối với con người, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuốc sống, an sinh xã hội.
Mục Lục
Nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí tại Hà Nội
GS.TS Phạm Ngọc Hồ – trường Đại học Khoa học Tự nhiên nêu quan điểm: chính sự gia tăng dân số, lượng phương tiên giao thông quá lớn và mật độ các công trình xây dựng quá tải… là những nguyên nhân chính gây nên sức ép đối với môi trường sống của con người mà không khí thở chính là thứ dễ bị tác động, làm xấu đi nhanh chóng nhất.
Trên thực tế có thể dễ dàng nhận thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội khá kém, điều này dễ dàng nhận thấy nhất tại các nút giao thông lớn, hay trong các giờ tan tầm, lượng xe cộ đi lại với mật độ lớn. Bầu không khí khi đó trở nên rất ngột ngạt, bụi và tiềm ẩn nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe con người như khí độc, PM2.5, tiếng ồn…
Thực trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội
Có thể nói, Thủ đô đang phải gánh chịu số lượng phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, các nhà máy công nghiệp quá lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng không khí nói riêng và chất lượng môi trường sống của con người nói chung, đặc biệt nguy hại tới sức khỏe, gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm
Theo kết quả quan trắc năm 2015, 2016, tại các vị trí quan trắc, hàm lượng benzen vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2,5 lần. Độ ồn tại các vị trí quan trắc cũng đều vượt quy chuẩn.
Tại các quận như: Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Từ Liêm… mức độ ô nhiễm bụi bẩn, chất lượng không khí thực sự đáng báo động, vượt quá nhiều lần ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người mà 70% nguyên nhân là do hoạt động giao thông mà cụ thể là khí thải từ động cơ đốt trong.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe đối với người dân Thủ đô
Các chuyên gia môi trường đưa ra lời khuyên rằng, bên cạnh việc xây dựng các trạm nghiên cứu, quan trắc môi trường để có căn cứ điều chỉnh hoạch đình về môi trường cho phù hợp thì thành phố Hà Nội có những biện pháp cấp thiết hơn, kịp thời hơn đối với việc bảo vệ môi trường, không để tình trạng các công trình xây dựng, giao thông khói bụi, tắc nghẹn như hiện nay.
Trên thực tế, bài toán về sự nhận thức, có nghĩa ý thức bảo vệ môi trường cần được nhân rộng, trở thành bản chất, cốt lõi trong mỗi công dân để giữ gìn môi trường sống, làm việc trong lành, an toàn đối với con người. Có thể nói, khi ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí được nâng cao sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng khói bụi mù mịt như hiện nay.
Đặc biệt, việc bổ sung cây xanh, mặt nước tại trung tâm thành phố cũng có kết quả tích cực vì cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ, hấp thụ hơi, bụi độc, giúp giảm thiểu đáng kể sự ô nhiễm, vừa làm đẹp mĩ quan thành phố, vừa có tác dụng tích cực đối với môi trường.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tính toán tới các biện pháp thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường, đây cũng là giải pháp nên được tính tới đối với các cơ quan chức năng.
Giải pháp hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất đối với Ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Đối với mỗi người dân khi tham gia giao thông, tốt nhất luôn sử dụng khẩu trang, các phương tiện phòng tránh khói bụi… để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Tuy nhiên tại các cơ quan làm việc, hộ gia đình có lẽ Máy lọc không khí được xem là biện pháp hữu hiệu, nhanh chóng, an toàn và phù hợp nhất nhằm cải thiện tình trạng Ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc… việc sử dụng Máy lọc không khí được xem như một điều tất yếu giúp bảo vệ sức khỏe con người và họ rất coi trọng việc đó. Biện pháp này được xem như lá chắn vững chắc trước các tác động từ: bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, mùi hôi hay thậm chí là PM2.5… Trên thực tế, nhiều năm trở lại đây, mức độ quan tâm và sử dụng các sản phẩm máy lọc khí chính hãng rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt tại các trung tâm đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Hy vọng, với những giải pháp đang được triển khai, chất lượng môi trường không khí sẽ từng bước cải thiện, qua đó tạo môi trường sống trong lành cho người dân thủ đô.